Quantcast
Channel: Bệnh Truyền Nhiễm – Sức Khỏe Cho Người Việt, Sức Khỏe Đời Sống, Sức Khỏe Gia Đình – BlogSucKhoe.com
Viewing all 80 articles
Browse latest View live

Khi có dấu hiệu bị cảm cúm cần làm ngay những việc này

$
0
0

Cảm cúm thường kéo dài khoảng 7 ngày sẽ tự hết. Nếu các triệu chứng lâu khỏi hoặc trở nên xấu đi, hãy đến bệnh viện để khám. Các biến đổi bệnh lý liên quan đến cảm chủ yếu xảy ra ở đường hô hấp trên. Nếu không được chữa trị kịp thời, các virus cảm sẽ xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm phế quản, viêm phổi.

Triệu chứng cảm cúm cũng giống như cảm lạnh thông thường, nhưng nó xảy ra nhanh chóng và nghiêm trọng hơn.

Bệnh cảm cúm là một loại virút truyền nhiễm tấn công vào đường hô hấp (mũi, các xoang, cổ họng và phổi). Mặc dù với nhiều người, bệnh cảm cúm thường chỉ kéo dài từ một đến hai tuần, nhưng với trẻ em, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính sẽ trở nên rất nguy hiểm.

Người bị cảm cúm thường có những triệu chứng như: Đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi…

cam cum Khi có dấu hiệu bị cảm cúm cần làm ngay những việc này
Ảnh minh họa

Cảm cúm thường kéo dài khoảng 7 ngày sẽ tự hết. Nếu các triệu chứng lâu khỏi hoặc trở nên xấu đi, hãy đến bệnh viện để khám. Các biến đổi bệnh lý liên quan đến cảm chủ yếu xảy ra ở đường hô hấp trên. Nếu không được chữa trị kịp thời, các virus cảm sẽ xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm phế quản, viêm phổi.

Người bị cảm cúm tốt nhất nên nghỉ ngơi, đừng gắng gượng đi làm hoặc tụ tập vận động để tránh lây bệnh cho người khác.

Ngoài ra, người bị cảm cúm nên hạn chế dùng các chế phẩm từ sữa giàu chất béo như bơ, pho mát. Vì lúc này, hệ thống tiêu hóa sẽ suy giảm chức năng, khó tiêu hóa. Do vậy nếu bạn nạp thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như pho mát, bơ sẽ tăng thêm gánh nặng cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống sữa bò hoặc sữa chua với lượng thích hợp giúp bổ sung protein. Lưu ý: Không uống sữa lạnh để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Dinh dưỡng đúng cách cho người bị cảm cúm:


Ăn uống đủ chất

Bạn hãy tăng cường các loại rau, củ, quả, đặc biệt là tỏi và các chế phẩm từ tỏi, cùng một số loại thực phẩm như lúa, lúa mì, quả óc chó… có chứa khoáng chất Selenium,vitamin C để bổ sung cho cơ thể.

Uống nhiều nước

Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi bị cúm bạn nên uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, cháo, súp…), đặc biệt là nước ấm. Việc này sẽ giúp khơi thông chiếc mũi đang bị tắc nghẽn khó chịu.

Rửa tay thường xuyên

Khi bạn bị ốm, chức năng của hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng vì thế việc này giúp ngăn ngừa các virut mới xâm nhập vào cơ thể. Hãy luôn ghi nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn, kể cả lúc không bị bệnh.

Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.

thegioicaythuoc Khi có dấu hiệu bị cảm cúm cần làm ngay những việc này

300x250 holy Khi có dấu hiệu bị cảm cúm cần làm ngay những việc này
Tags: , , , , , ,

Chủ quan với hai con đường lây nhiễm này bạn có thể mắc bệnh lậu mà không hay biết

$
0
0

Căn bệnh này có tỉ lệ lây nhiễm cao qua đường tình dục, chính vì vậy dù bạn quan hệ theo bất cứ hình thức nào thì đều có khả năng lây bệnh.

Nhiều người cho rằng bệnh lậu chỉ lây truyền khi “yêu” bằng đường âm đạo hay hậu môn. Tuy nhiên, quan hệ tình dục theo bất cứ hình thức nào đều có thể lây bệnh.

Lậu là bệnh do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn gonococus) gây ra. Nguyên nhân gây bệnh là do quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ với càng nhiều người thì nguy cơ mắc bệnh lậu càng cao.

Căn bệnh này có tỉ lệ lây nhiễm cao qua đường tình dục, chính vì vậy dù bạn quan hệ theo bất cứ hình thức nào thì đều có khả năng lây bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh lậu có thể lây truyền vào cơ thể người qua nước bọt hoặc những vết trầy xước rất nhỏ. Đây chính là lý do khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh lậu ngay cả khi chỉ hôn môi.

Hôn môi

Theo chuyên gia y tế, khả năng mắc bệnh lậu qua đường miệng là không nhỏ.

Bạn có thể mắc căn bệnh này nếu hôn môi với người bệnh. Nguyên nhân là do lậu cầu khuẩn sẽ tấn công bạn thông qua tuyến nước bọt và vùng niêm mạc miệng bị tổn thương, trầy xước.

mac benh lau vi chu quan voi hai con duong lay nhiem khong ai ngo toi 1 Chủ quan với hai con đường lây nhiễm này bạn có thể mắc bệnh lậu mà không hay biết
Bạn có thể mắc bệnh lậu vì hôn môi – Ảnh: Internet

Khi xâm nhập vào cơ thể thông qua tuyến nước bọt, lậu cầu khuẩn sẽ phát triển rất nhanh chỉ sau 2-3 ngày. Triệu chứng nhiễm khuẩn là niêm mạc miệng lở loét và có lớp mủ hay gợn trắng ở trên vùng loét.

“Yêu” bằng đường miệng

Quan hệ bằng đường miệng cũng có khả năng lây nhiễm bệnh như khi quan hệ qua âm đạo hoặc hậu môn. Virus hoặc vi khuẩn gây bệnh sẽ lây từ người này sang người khác thông qua tinh dịch, dịch âm đạo hoặc máu.

Căn bệnh này hoàn toàn có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục, ở miệng hay bất kì bộ phận nào khác trên cơ thể.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng có thể sẽ không xuất hiện, phải sau thời gian ủ bệnh thì mới biểu hiện rõ nét. Bệnh không được phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn.

Vì vậy, bạn cần quan hệ tình dục một cách an toàn để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu nhiễm bệnh lậu, bạn cần tránh quan hệ tình dục và tiến hành điều trị ngay bằng thuốc kháng sinh hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

thegioicaythuoc Chủ quan với hai con đường lây nhiễm này bạn có thể mắc bệnh lậu mà không hay biết

300x250 holy Chủ quan với hai con đường lây nhiễm này bạn có thể mắc bệnh lậu mà không hay biết
Tags: , , , , ,

Dựa vào những biểu hiện để phân biệt cảm lạnh, cảm cúm

$
0
0


Nếu như đối với cảm lạnh, biểu hiện sốt là dấu hiệu phụ để nhận biết bệnh thì với cảm cúm đó là đặc điểm chính của bệnh.

Cảm lạnh hay cảm cúm đều có những triệu chứng tương tự nhau, đó là một chuỗi các biểu hiện như ho, sốt, nghẹt mũi hay đau nhức,…Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh là khác nhau, mức độ nguy hiểm và cách chữa trị vì thế cũng không giống nhau.

Dựa vào những biểu hiện bên ngoài cơ bản nhất ta có thể nhận định đó là bệnh cảm lạnh hay cảm cúm.

Biểu hiện cảm lạnh

700 Dựa vào những biểu hiện để phân biệt cảm lạnh, cảm cúm
Đau họng là dấu hiệu đặc trưng khi bị cảm lạnh. Ảnh minh họa.

Dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh thông thường là đau họng. Triệu chứng này thường đi kèm là bệnh viêm họng. Sau 1-2 ngày, chúng có thể biến mất sau đó là triệu chứng khác, như: sổ mũi, nghẹt mũi, nước mũi trong chảy nhiều.

Nếu cảm lạnh ở mức độ nặng nước mũi có thể chuyển thành màu vàng hoặc xanh, dịch mũi đặc nếu bị nhiễm trùng.

Đối với trẻ em còn có thể thấy sốt nhẹ.

Cơ thể bứt rứt, khó chịu nhưng vẫn có thể thực hiện những công việc hằng ngày một cách bình thường.

Biến chứng khi bạn mắc cảm lạnh có thể là: nghẹt mũi và viêm tai giữa,…

Cảm lạnh thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần, bệnh cũng có thể lây lan cho người khác.

Biểu hiện cảm cúm

Nếu như đối với cảm lạnh, biểu hiện sốt là dấu hiệu phụ để nhận biết bệnh thì với cảm cúm đó là đặc điểm chính của bệnh.

Người bị cảm cúm thường sốt cao từ 38-39 độ C kèm theo mệt mỏi toàn thân và đau nhức cơ thể, sổ mũi. Triệu chứng bệnh thường dồn dập và đột ngột, tăng nhanh chóng trong khi cảm lạnh thường tiến triển chậm và dễ chữa khỏi bằng các chế độ chăm sóc đúng cách.

Cảm cúm rất dễ dàng lây lan cho người khác hơn là cảm lạnh, bởi vậy bạn cần thực hiện các biện pháp phòng chống lây bệnh cho người khác.

Bệnh cảm cúm không có thuốc đặc trị do virus gây ra mà thường được chỉ định các loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng.

Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày, tuy nhiên nếu bệnh càng tiến triển nặng thêm kèm theo các biểu hiện khác như: sốt liên tục, đau khi nuốt, đau đầu và tắc mũi không khỏi, khó thở, buồn nôn,…Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay, vì đôi khi đây có thể là những chủng cúm nguy hiểm hơn.

Cách ngừa cảm lạnh và cảm cúm ngày lạnh

Rửa tay: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến nghị sử dụng nước ấm và xà phòng rửa tay trong 20 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước, nước rửa tay diệt khuẩn có thể thay thế.

Không chạm vào mặt: Vi trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường, vì vậy khi bạn ra ngoài và về nhà, bạn không biết khi nào bạn đã tiếp xúc với vi trùng. Để giữ gìn sức khỏe, tránh chạm tay vào mũi, miệng và mắt cho đến khi rửa tay thật sạch.

Bổ sung vitamin D: Vitamin D đóng vai trò rất lớn trong việc giúp cơ thể thoát khỏi bệnh tật. Mùa đông đang cận kề, nếu không thể phơi mình dưới ánh nắng, hãy chọn các loại thực phẩm giàu vitamin D, bao gồm lòng đỏ trứng, cá, ngũ cốc, nước cam, sữa và sữa chua.

Làm dịu họng với mật ong: Nếu cảm thấy bị ho hoặc ngứa họng, hãy thử một muỗng canh mật ong. Mật ong sẽ làm dịu cơn ho và có thể giúp ngừa bệnh tật.

Uống đủ nước: Uống nhiều nước rất quan trọng, và đặc biệt trong mùa lạnh và mùa cúm. Nước giúp giữ đẩy độc tố ra khỏi cơ thể và các tế bào của bạn sẽ đầy ắp những chất dinh dưỡng quan trọng nhờ uống đủ nước.

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp cơ thể đổ mồ hôi, tăng lưu lượng máu và ôxy trong máu và giúp tăng khả năng của cơ thể tránh khỏi bệnh tật.

Giảm căng thẳng: Căng thẳng, đặc biệt là các loại căng thẳng kinh niên, có thể tàn phá hệ miễn dịch của chúng ta. Nếu khó giảm căng thẳng, bạn có thể đối phó với căng thẳng một cách hiệu quả hơn nhờ tập yoga hoặc đi bộ./.

thegioicaythuoc Dựa vào những biểu hiện để phân biệt cảm lạnh, cảm cúm

300x250 holy Dựa vào những biểu hiện để phân biệt cảm lạnh, cảm cúm
Tags: , , , , , , ,

Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng bị sốt cao đúng cách giúp trẻ nhanh hết bệnh

$
0
0

Thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em bùng phát. Đây là bệnh thường lây truyền ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ.

Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh chân tay miệng nhưng nếu được chữa trị các triệu chứng kịp thời và có chế độ chăm sóc tốt, trẻ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em bùng phát. Đây là bệnh thường lây truyền ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ.

Untitled Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng bị sốt cao đúng cách giúp trẻ nhanh hết bệnh
Trẻ bị bệnh chân tay miệng thường bị sốt cao

Các dấu hiệu nghi ngờ bệnh là: Trẻ tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miệng, khóc, nói đau miệng, sốt 1-2 ngày. Sau khi hết sốt, trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối và lỡ trong miệng.

Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, trẻ sẽ sốt hơn 2 ngày (sốt hơn 39 độ).

Khi bị sốt, cơ thể của trẻ sẽ rất mệt mỏi và thường xuyên quấy khóc. Trong trường hợp này cần khẩn trương hạ sốt cho bé.

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trong các tình huống thông thường, các bác sĩ khuyên bạn nên chọn loại thuốc chưa thành phần paracetamol.

Hapacol 250 là loại thuốc sốt chứa 250 mg Paracetamol được bào chế dưới dạng bột sủi bọt, hòa tan trong nước trước khi uống, thích hợp dùng hạ sốt – giảm đau cho trẻ em. Thuốc được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua hệ tiêu hóa.

Các mẹ chỉ cần hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt, thuốc có mùi cam vị ngọt dễ uống. Cách mỗi 4-6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày. Các lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ.

Liều uống: Trung bình từ 10 – 15 mg/ kg thể trọng/ lần. Tổng liều tối đa không quá 60 mg/ kg thể trọng/ 24 giờ hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Kèm với sốt trẻ sẽ bị nôn/nhợn ói. Sau đó trẻ sẽ bị giật mình chới với, đi không vững, tay chân yếu, người run.

Phụ huynh cần phân biệt giật mình với biểu hiện của bệnh chân tay miệng tức là lúc thiu thiu ngủ, trẻ bị nẫy người; còn trong trường hợp trẻ giật mình lăn qua lăn lại khi ngủ sâu là không phải.

Khi trẻ có những dấu hiệu trên các bác sĩ khuyên cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Để bệnh quá nặng, trẻ sẽ thở mệt, da nổi bông, mạch sờ không thấy hay quá nhanh. Lúc này bệnh sẽ diễn biến rất nhanh, nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ.

thegioicaythuoc Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng bị sốt cao đúng cách giúp trẻ nhanh hết bệnh

300x250 holy Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng bị sốt cao đúng cách giúp trẻ nhanh hết bệnh
Tags: , , , , , , ,

Trong mùa đông xuân bệnh nào có nguy cơ phát triển mạnh ?

$
0
0

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây nên, bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng.

Mùa đông xuân là thời điểm thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là sởi, rubella, cúm, ho gà.

Sởi, rubella

Đây là hai bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng sởi, rubella đầy đủ.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 230 trường hợp mắc sởi, một trẻ tử vong. Biểu hiện của bệnh gồm sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não… dễ dẫn đến tử vong.

rubella2 1351674684 500x0 8874 1509850040 Trong mùa đông xuân bệnh nào có nguy cơ phát triển mạnh ?

Bệnh nhân rubella phát ban toàn thân.

Để phòng bệnh, cần đưa trẻ 9-12 tháng đi tiêm văcxin phòng sởi mũi một và tiêm nhắc lại mũi hai khi trẻ trên 18 tháng tuổi, tiêm văcxin sởi-rubella cho trẻ ở độ tuổi 1-14; thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày. Cần lưu ý không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng; làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung thông thường 1-2 lần một ngày. Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày…

Ho gà

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây nên, bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng.

Bệnh hiện ghi nhận chủ yếu ở miền Bắc, với khoảng 550 ca bệnh từ đầu năm đến nay, ba trường hợp tử vong. Biểu hiện của bệnh gồm sốt, ho dữ dội thành cơn kéo dài và có tiếng thở rít, chảy nước mắt, nước mũi, kèm theo nôn có đờm dãi trắng và rất dính.

Để phòng chống bệnh, ngành y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

– Chủ động đưa trẻ đi tiêm văcxin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch.

– Bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.

– Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi.

– Ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

– Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời và cách ly.

Bệnh virus Adeno

Bệnh có nhiều tuýp huyết thanh nên biểu hiện lâm sàng đa dạng: viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm họng, viêm kết mạc, có thể gây tiêu chảy… Hiện chưa có văcxin phòng bệnh.

Trường hợp nhẹ có thể cách ly, theo dõi và điều trị tại nhà. Trường hợp nặng, bị bội nhiễm và có biến chứng thì cần được điều trị và cách ly tại bệnh viện.

Cúm

Đây là bệnh hay gặp, phổ biến vào mùa xuân, đặc biệt khi thời tiết ẩm. Trong năm năm qua (2011-2015), trung bình mỗi tháng có hơn 100.000 bệnh nhân, một số ca tử vong.

Bệnh lây qua đường hô hấp, các giọt nước bọt bắn hay dịch tiết mũi họng của người bệnh do ho, hắt hơi. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Để phòng bệnh, người dân cần chú ý thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tiêm văcxin cúm mùa phòng bệnh…

Cúm A/H5N1

Đây là loại cúm gia cầm, lây truyền từ gia cầm sang người, bệnh cũng lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc vật dụng nhiễm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm virus cúm A/H5N1. Bệnh diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong, hiện chưa có văcxin hay thuốc điều trị đặc hiệu.

Để phòng bệnh, người dân cần chú ý không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn… Khi có biểu hiện sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm thì cần đến ngay cơ sở y tế.

thegioicaythuoc Trong mùa đông xuân bệnh nào có nguy cơ phát triển mạnh ?

300x250 holy Trong mùa đông xuân bệnh nào có nguy cơ phát triển mạnh ?
Tags: , , , , , ,

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

$
0
0

Trên thực tế những bệnh nhân ung thư không có sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè dễ dẫn đến buồn bã lâu ngày và trầm cảm, tăng nguy cơ tử vong.

Nếu thấy mất hứng thú vào các hoạt động từng yêu thích, hoặc cô lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè, có thể bạn đã bị trầm cảm.

Hầu hết mọi người đều cảm thấy sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư. Họ có thể tự chôn vùi bản thân trong nỗi sợ hãi, lo lắng, buồn bã và nhiều cảm xúc lẫn lộn không thể miêu tả hoặc hiểu được.

1 31490 Những dấu hiệu nhận biết tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

Chuyên viên tư vấn Dominica Chua, Trung tâm Ung thư Parkway, Singapore, chỉ ra bảy dấu hiệu của sự căng thẳng bệnh nhân ung thư thường gặp phải như sau:

– Khó tập trung.

– Tim đập nhanh.

– Nhạy cảm.

– Đau đầu.

– Đau người.

– Cân nặng thất thường.

– Thay đổi nhiều về khẩu vị và giấc ngủ.

Bà Chua khuyên nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào như trên, bạn hãy báo cho bác sĩ điều trị biết để xem có thực sự do căng thẳng không hay chỉ là tác dụng phụ của điều trị. Trong trường hợp này, để giải tỏa căng thẳng, bạn tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích hoặc tham gia các lớp học kiểm soát căng thẳng.

“Chấp nhận bệnh tật có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc giải tỏa căng thẳng. Sự chấp nhận không phải là từ bỏ một cách bị động mà là nhận thức chủ động về tình huống của mình và vững vàng tiến bước về phía trước”, bà Chua nói. Bà cũng khuyên bệnh nhân ung thư không nên chịu đựng nỗi buồn một mình, thay vào đó hãy cởi mở trò chuyện với thành viên gia đình, bạn bè đáng tin cậy, chuyên viên tư vấn hoặc các bệnh nhân sống sót sau ung thư để có được sự hỗ trợ tinh thần cần thiết.

Trên thực tế những bệnh nhân ung thư không có sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè dễ dẫn đến buồn bã lâu ngày và trầm cảm, tăng nguy cơ tử vong. Bà Chua nhìn nhận tâm lý chung của hầu hết người bệnh sau khi được chẩn đoán ung thư là đau buồn vì cảm giác mất đi sức khỏe hoặc cuộc sống từng có. Họ thường cảm thấy tội lỗi hoặc tự trách bản thân vì đã không làm nhiều việc hơn để tránh bệnh. Một số người dễ rơi nước mắt vì tự thương hại cho hoàn cảnh của mình. Nỗi buồn này có thể sẽ tiếp tục cho tới khi hoàn tất điều trị, hoặc thậm chí kéo dài mãi, nhất là khi ung thư gây ra nhiều đổi thay trong cuộc sống của họ.

Theo bà Chua, những trạng thái cảm xúc trên là điều rất tự nhiên, song bệnh nhân cần nhìn nhận và vượt qua để chúng không “nặng” thêm gây khó khăn cho cuộc sống và hoạt động thường ngày. Một trong những dấu hiệu rõ nhất để nhận biết một người bị trầm cảm đó là mất đi hứng thú vào các hoạt động từng yêu thích, hoặc cô lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè hơn hai tuần.

Nghiên cứu cho thấy cứ bốn bệnh nhân ung thư thì một trường hợp bị trầm cảm. Bà Chua khuyên người bệnh khi xuất hiện ít nhất năm triệu chứng sau đây mỗi ngày hoặc kéo dài hơn hai tuần, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay.

– Cảm thấy buồn hoặc trống trải kéo dài.

– Bồn chồn hoặc thấy bị kích động.

– Thường xuyên nghĩ về cái chết hoặc tự tử.

– Cảm thấy mình tội lỗi hoặc không có giá trị gì.

– Gặp khó khăn khi suy nghĩ và đưa ra quyết định.

– Mất hứng thú với tất cả hoặc hầu hết hoạt động.

– Mệt mỏi và thiếu năng lượng.

– Khó tập trung.

– Thay đổi khẩu vị.

– Tăng hoặc giảm cân không có chủ đích.

– Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

Để khắc phục trầm cảm, ngoài sự trợ giúp về y tế, bà Chua gợi ý người bệnh nên dành thời gian khám phá những cách tốt nhất để giải tỏa nỗi buồn. Mỗi người sẽ có cách đối phó với cảm giác tiêu cực khác nhau. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia nếu bạn cần. Viết nhật ký tâm trạng cũng là cách hiệu quả để vượt qua trầm cảm. Hãy ghi lại tâm trạng của bạn trong ngày, để biết được bạn đang cảm thấy gì và cảm thấy như thế nào. Lúc này đừng tách biệt mình mà hãy ở bên bạn bè và các thành viên trong gia đình.

“Bạn có thể chủ động trang bị cho mình những kiến thức về tâm lý tích cực. Hãy học cách thay thế các suy nghĩ tiêu cực bằng những điều tích cực, dần dần bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn trên hành trình chiến đấu với ung thư”, bà Chua nhắn nhủ.

thegioicaythuoc Những dấu hiệu nhận biết tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

300x250 holy Những dấu hiệu nhận biết tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư
Tags: , , , , ,

Những nguyên nhân khiến bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng

$
0
0

Những chuyến đi xa làm tăng nguy cơ lây nhiễm và vận chuyển mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.

Trong vài thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng đột biến đến mức đáng báo động của những bệnh truyền nhiễm mới. Lý do gì mà bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng?

Virus Zika, Ebola, Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS), Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS), virus Nipah, virus Hendra, cúm gia cầm, cúm lợn là những dịch bệnh thu hút sự chú ý của quốc tế những năm gần đây. Kể từ năm 1980, trung bình cứ mỗi ba năm con người lại đối mặt với tác nhân gây bệnh mới.

Người ta có thể lập luận rằng những dịch bệnh này thực ra không hề mới, chúng đã tồn tại trong xã hội loài người hàng thế kỷ nhưng gần đây mới được biết đến nhờ tiến bộ khoa học. Điều này chỉ đúng với một số trường hợp. Nói cách khác, các mầm bệnh mới đang thực sự gia tăng.

benh truyen nhiem Những nguyên nhân khiến bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng

Kể từ năm 1980, trung bình cứ mỗi ba năm con người lại đối mặt với tác nhân gây bệnh mới.

Giải thích cho hiện tượng này, The Huffinton Post đưa ra những lý do sau.
Bùng nổ dân số

Cụm từ “sinh nở như thỏ” có lẽ nên đổi thành “sinh nở như người” bởi không loài vật nào trên thế giới đọ được với con người về tốc độ sinh sản. Dân số càng phát triển, đất có sẵn càng ít lại và càng nhiều người phải sống trong môi trường đô thị đông đúc, điều kiện lý tưởng cho tác nhân bệnh tật xuất hiện và lây lan.

Du lịch phát triển

Những chuyến đi xa làm tăng nguy cơ lây nhiễm và vận chuyển mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.

Biến đổi khí hậu

Hàng loạt bệnh được truyền qua côn trùng bao gồm muỗi, ve và nhện. Chu kỳ sống của một vector gây bệnh phụ thuộc vào yếu tố khí hậu và khí hậu thay đổi giúp một số loài như muỗi phát triển mạnh. Nhiệt độ ấm rút ngắn thời gian ủ bệnh của virus, thúc đẩy quá trình trưởng thành của ấu trùng muỗi cũng như tăng tần suất ăn của muỗi trưởng thành. Từ đó, nhân loại dễ mắc các bệnh mà điển hình là Zika.
Nạn phá rừng

Chặt cây khiến đất trữ nước mưa, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi. Bệnh Lyme đang có xu hướng gia tăng bởi con người xâm lấn rừng. Virus Nipah là mầm bệnh mới được khám phá, gây quan ngại cho sức khỏe vì có thể nhanh chóng truyền từ động vật (như lợn) sang người rồi dẫn đến tử vong.
Buôn bán động vật hoang dã và sản xuất thức ăn từ động vật

2/3 các bệnh mới đến từ động vật. Khi nhu cầu về thịt, da và những thú vui khác liên quan đến động vật tăng, nguy cơ nhiễm bệnh của chúng ta cũng tăng.

Càng vào rừng sâu để đánh bắt động vật, chúng ta càng nhiều khả năng đối mặt với những cá thể mang virus gây bệnh mới. Dù chưa hiểu chính xác con người đã tiếp xúc với Zika như thế nào, giới khoa học xác nhận virus này được phát hiện lần đầu tiên ở khỉ nâu.

Tồi tệ hơn, thú hoang dã bị chuyển từ nơi này sang nơi khác hoặc bị giết rất dã man, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển rồi tấn công con người. Đây chính là lý do khiến SARS bùng phát. Các nhà khoa học tin rằng virus SARS vốn có ở dơi ăn quả. Do quá trình buôn bán, dơi tiếp xúc với mèo ở Quảng Đông (Trung Quốc), SARS từ dơi chuyển qua mèo rồi truyền sang người.

Bằng cách tạo ra những động vật ốm yếu, chúng ta tự đặt bản thân vào nguy hiểm. Bên cạnh đó, động vật chăn nuôi là môi trường lý tưởng cho virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Mỗi khi một dịch bệnh truyền nhiễm mới bùng phát, chúng ta lại đi theo mô hình quen thuộc: hoảng sợ, tự hỏi tại sao điều này xảy ra, chạy đua để tạo ra thuốc mới, thở phào nhẹ nhõm khi dịch qua đi rồi tiếp tục những hành vi góp phần tạo nên bệnh tật. Đừng quên rằng thuốc và vắc xin chỉ là biện pháp tạm thời. Đặc biệt, vắc xin có thể thúc đẩy sự tiến hóa của virus dẫn đến những chủng kháng thuốc.

thegioicaythuoc Những nguyên nhân khiến bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng

300x250 holy Những nguyên nhân khiến bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng
Tags: , , , ,

Những dấu hiệu cho biết bạn đã mắc bệnh sùi mào gà nên đi khám ngay

$
0
0


Virut sùi mào gà có các biểu hiện không hoàn toàn như nhau trên cơ thể nam và nữ giới. Biểu hiện thường khá âm thầm, khó nhận biết, đến khi phát ra mới có biểu hiện rõ ràng. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 đến 9 tháng kể từ khi nhiễm virut HPV.

Có dấu hiệu này là bạn đã mắc bệnh sùi mào gà mà rất nhiều người không dám đi khám vì… ngại, hãy lưu ý ngay.

BỆNH SÙI MÀO GÀ LÀ GÌ?

Sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà, là một trong các bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện tại cơ quan sinh dục của nam giới và phụ nữ. Bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn do virutHPV(Human papilloma virus) gây ra.

Thông thường thời gian ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nên điều trị bệnh sớm ngay khi phát hiện ra bệnh nếu để lâu sẽ dẫn tới các biến chứng như ung thư tử cung(đối với nữ giới) hay ung thư dương vật(đối với nam giới).

sui mao ga o mieng Những dấu hiệu cho biết bạn đã mắc bệnh sùi mào gà nên đi khám ngay

Triệu chứng:

Virut sùi mào gà có các biểu hiện không hoàn toàn như nhau trên cơ thể nam và nữ giới. Biểu hiện thường khá âm thầm, khó nhận biết, đến khi phát ra mới có biểu hiện rõ ràng. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 đến 9 tháng kể từ khi nhiễm virut HPV.

Đối với nam giới:

– Trên thân dương vật nam giới xuất hiện các mụn mọc đơn lẻ, nhô cao như những nhú gai, màu hồng, có chân hoặc cuống, không có cảm giác ngứa ngáy, đau hay khó chịu nào. Các nốt mụn mọc nhiều dần lên rồi liên kết với nhau thành các mảng to có đường kính khoảng vài cm, trông như mào con gà hay cái súp lơ.

– Nốt sùi mào gà có thể lan ra xung quanh cơ quan sinh dục như vùng dưới bìu, xung quanh lỗ hậu môn, bên trong lỗ hậu môn, bao quy đầu, các nếp gấp bẹn…

– Khi ấn vào các nốt sùi mào gà thấy có mủ chảy ra, dễ bị chảy máu.

– Nhiều trường hợp nốt sùi mào gà rất to, tiết ra dịch và máu có mùi hôi khó chịu, tanh rính.

Đối với phụ nữ:

– Sau thời gian khoảng từ 2 đến 9 tháng nữ giới nhiễm virut sùi mào gàHPVsẽ có các biểu hiện đầu tiên là trên môi lớn, môi bé, âm đạo khu vực âm hộ, quanh lỗ hậu môn, lỗ tiểu, tầng sinh môn, màng trinh, cổ tử cung… xuất hiện các u nhú màu hồng tươi hoặc trắng đục, mềm, mọc tập trung thành mảng lớn trông như cái súp lơ, không gây đau hay ngứa, nhưng dễ bị chảy máu.

– Khi quan hệ hay tiếp xúc các nốt này dễ vỡ, chảy máu, dịch

– Mệt mỏi toàn thân, chán ăn, suốt cân, đau rát khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn tình dục.

Ngoài các triệu chứng điển hình như trên, bệnh sùi mào gà còn xuất hiện ở miệng (khi quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng), mắt, tứ chi (các ngón tay, ngón chân). Khi này người bệnh sẽ thấy xuất hiện các nốt màu hồng trông gần giống mụn cóc, mọc liền kề với nhau thành từng cụm lớn. Bệnh sùi mào gà ở miệng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng, viêm họng nên mọi người cần hết sức cảnh giác.

thegioicaythuoc Những dấu hiệu cho biết bạn đã mắc bệnh sùi mào gà nên đi khám ngay

300x250 holy Những dấu hiệu cho biết bạn đã mắc bệnh sùi mào gà nên đi khám ngay
Tags: , , , ,

Cách đơn giản nhận biết sốt xuất huyết, sốt phát ban

$
0
0

Sốt xuất huyết lây qua trung gian muỗi vằn, do virus Dengue gây ra. Muốn phân biệt được bệnh, cần phải theo dõi quá trình sốt, đồng thời nhận biết các dấu hiệu đặc biệt để phát hiện và điều trị kịp thời.

Phụ huynh có thể dùng 2 ngón tay căng vùng da phát ban, để phân biệt sốt xuất huyết với các loại bệnh khác.

Sốt xuất huyết đang vào mùa, song nhiều phụ huynh không biết cách phân biệt căn bệnh nguy hiểm với các loại sốt thông thường. Chị Nguyễn Huyền My (quận 8, TPHCM) có con gái 6 tuổi, phát sốt 39-40 độ C hơn một ngày, uống thuốc hạ sốt giảm, nhưng sau đó thân nhiệt lại tiếp tục tăng cao. Ngày thứ 2 bé nổi các nốt đỏ trên da, song gia đình vẫn nhầm tưởng đó là chứng sốt phát ban lành tính.

Hiện ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), mỗi tuần có khoảng 70 bệnh nhi sốt xuất huyết nhập viện, trong đó 10% là ca nặng. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện có 2 trường hợp tử vong được chuyển đến từ các tỉnh.

Sốt xuất huyết lây qua trung gian muỗi vằn, do virus Dengue gây ra. Muốn phân biệt được bệnh, cần phải theo dõi quá trình sốt, đồng thời nhận biết các dấu hiệu đặc biệt để phát hiện và điều trị kịp thời.

 Cách đơn giản nhận biết sốt xuất huyết, sốt phát ban

Biểu hiện của sốt xuất huyết dễ nhầm với các dạng sốt phát ban.

Sốt xuất huyết: Thường khởi phát sau 3-6 ngày từ khi bị muỗi truyền virus. Triệu chứng ban đầu gồm sốt cao 39-40 độ C; đau đầu vùng thái dương; mỏi các cơ, khớp; nôn mửa; ở trẻ em có thể kèm đau bụng, rát họng. Sau đó, xuất hiện chấm xuất huyết dưới da. Dấu hiệu gợi ý bệnh chuyển nặng là triệu chứng đau bụng và nôn ói nhiều, sốc, tay chân lạnh, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, đi cầu phân đen do xuất huyết nội tạng…

Sốt siêu vi: Biểu hiện ban đầu giống với sốt xuất huyết, sốt từng cơn, thân nhiệt cao 38-39 độ C, có lúc 40-41 độ C. Khi sốt siêu vi, đầu và cơ thể có cảm giác đau mỏi, sau đó chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ, viêm đường hô hấp; khu vực quanh cổ – mặt – đầu thường có dấu hiệu sưng to; mắt đỏ và chảy nước.

Sốt phát ban: Hầu hết bắt đầu bằng triệu chứng sốt cao từng cơn (39-40 độ C). Sau đó ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi; các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau, có thể nhìn hoặc sờ thấy. Hầu hết từ ngày thứ 4 trở đi, người bệnh sẽ hết sốt, ăn được, da có thể nổi ban 3-5 ngày rồi lặn.

Ngoài ra, bệnh còn có triệu chứng nổi ban đỏ giống sốt xuất huyết. Để phân biệt, dùng ngón tay cái và trỏ cùng bên căng vùng da quanh nốt phát ban. Nếu thấy chấm đỏ mất đi, buông tay ra thì chấm đỏ hồi phục ngay, là sốt phát ban. Còn nếu vẫn thấy chấm li ti, hoặc sau 2 giây màu đỏ mới xuất hiện lại, là sốt xuất huyết.

Nếu thấy sốt 2-3 ngày dù không có triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết (bầm máu dưới da, ho ra máu, đi tiêu ra máu…), thì vẫn phải dè chừng. Tốt nhất nên chủ động thăm khám để bác sĩ xét nghiệm máu và chẩn đoán bệnh.

Image ExtractWord 1 Out 7288 1499050900 Cách đơn giản nhận biết sốt xuất huyết, sốt phát ban

Cách muỗi truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết.

Quan niệm đã mắc sốt xuất huyết một lần sẽ không tái phát lần sau là sai lầm. Hiện có 4 tuýp huyết thanh khác nhau, trẻ lần sau vẫn có thể nhiễm một trong 3 loại còn lại. Bệnh chưa có vắcxin phòng ngừa, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu sốt xuất huyết, cần đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà, song cần tuân thủ tuyệt đối lời dặn của bác sĩ.

Trẻ sốt xuất huyết cần thận trọng khi dùng thuốc hạ nhiệt. Chỉ nên dùng thuốc chứa thành phần paracetamol đơn chất theo đúng liều lượng, cân nặng. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen… vì có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, cần kết hợp lau mát ở trán, nách, bẹn đề phòng sốt cao, co giật, nhưng không dùng nước lạnh để chườm. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hoặc trái cây như cam, quýt, chanh, dừa…

Người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà vì dễ sốc. Cơ thể đang phản ứng mạnh chống virus, có thể dẫn đến biến chứng nặng như phù phổi cấp do thừa dịch, suy tim do quá tải tuần hoàn… Bên cạnh đó, không nên cạo gió, xông hơi hoặc áp dụng các phương pháp truyền miệng chưa được chứng minh. Hạn chế ăn thực phẩm có màu sẫm, nhiều dầu mỡ, cay nóng, tránh xa khói thuốc và rượu bia trong quá trình điều trị.

Người nhà cần theo dõi bệnh nhân, nếu thấy có dấu hiệu khác thường như chân tay lạnh, vật vã, bứt rứt khó chịu, đau bụng, tiểu ít, huyết áp tụt, cần đưa đi bệnh viện ngay. Để phòng bệnh, nên ngủ bỏ màn, vệ sinh bụi rậm, đồ vật chứa nước đọng quanh nơi sinh sống, phun thuốc trừ muỗi định kỳ.

thegioicaythuoc Cách đơn giản nhận biết sốt xuất huyết, sốt phát ban

300x250 holy Cách đơn giản nhận biết sốt xuất huyết, sốt phát ban
Tags: , , , , ,

Cách phòng tránh và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

$
0
0

Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiêng đến chỗ đông người để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Để điều trị hiệu quả và phòng tránh cho những người thân khác trong gia đình các bạn hãy chú ý những điều sau:

Để giúp người bệnh thủy đậu nhanh khỏi bệnh, cần trang bị những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc và vệ sinh để tránh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

136475 chua benh 660x371 Cách phòng tránh và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Một vài vấn đề cần lưu ý như sau:

– Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiêng đến chỗ đông người để tránh lây lan bệnh cho người khác.

– Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.

– Hạn chế việc gãi, cào nốt mọc thủy đậu, gây trầy xước, nhiễm trùng. Thực hiện vệ sinh cá nhân thật tốt. Vẫn có thể tắm bằng nước ấm hàng ngày, thực hiện việc lau rửa nhẹ nhàng, tránh mụn nước bị vỡ gây rát, dễ nhiễm khuẩn và để lại sẹo sau này.

– Đối với các nốt đỏ đã bị vỡ, cần vệ sinh sát khuẩn cẩn thận rồi bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo.

– Đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cũng nên kiêng đồ nếp và đồ tanh vì chúng có thể làm cho nốt mụn thủy đậu sưng tấy hơn. Ngoài ra người bệnh thủy đậu cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, các món xào nhiều dầu mỡ để cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn.

– Sau vài ngày tự điều trị mà nhận thấy dấu hiệu bệnh không giảm thì lập tức phải đưa bệnh nhân thủy đậu đến bác sĩ để có những phương pháp điều trị tốt hơn. Có như vậy thì bệnh mới mau khỏi và không bị biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác.

thegioicaythuoc Cách phòng tránh và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

300x250 holy Cách phòng tránh và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả
Tags: , , , , ,

Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh thủy đậu

$
0
0

Đa số người bệnh đều bình phục mà không bị biến chứng, nhưng đôi khi bệnh thủy đậu có thể dẫn tới những biến chứng trầm trọng hơn, chẳng hạn như bị viêm phổi và viêm não. Trong trường hợp hãn hữu, bệnh có thể gây tử vong.

Thủy đậu (trái rạ) là bệnh nhiễm siêu vi thường gặp có thể tái phát về sau này dưới hình thức bệnh giời leo (bệnh Zona) khi người ta đã lớn tuổi. Tất cả trẻ sơ sinh và người lớn chưa miễn dịch nên được tiêm chủng phòng ngừa.

Bệnh thủy đậu (trái rạ) là gì?

• Bệnh thủy đậu (trái rạ) là bệnh siêu vi do siêu vi khuẩn ‘herpes zoster’ (còn được gọi là siêu vi khuẩn ‘Varicella-Zoster’) gây ra.

• Trẻ em mắc bệnh này thông thường chỉ bị bệnh tương đối nhẹ.

• Người lớn và người có hệ miễn dịch kém, khi bị bệnh thủy đậu (trái rạ) có thể bị bệnh trầm trọng.

• Bị bệnh thủy đậu trong thời gian mang thai có thể làm cho thai nhi bị dị dạng, da bị sẹo và những vấn đề khác cho em bé.

• Ngày nay tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu (trái rạ) ngày càng giảm dần khi có nhiều người được chủng ngừa hơn.

20150408 benh nhan thuy dau can kieng nhung gi 1 Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Bệnh có những triệu chứng gì?

• Triệu chứng khởi đầu của bệnh thủy đậu (trái rạ) là đột nhiên bị sốt nhẹ, sổ mũi, cảm thấy người không khỏe và da nổi mẩn đỏ.

• Thông thường mẩn đỏ bắt đầu bằng những chùm nhỏ rồi biến thành những mụn nước và đóng vảy.

• Mẩn đỏ xuất hiện trong ba đến bốn ngày. Ở bất cứ thời điểm nào, các vết lở của mẩn đỏ thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau.

• Thông thường các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện trong hai tuần lễ sau khi người ta tiếp xúc với siêu vi khuẩn gây bệnh.

• Đa số người bệnh đều bình phục mà không bị biến chứng, nhưng đôi khi bệnh thủy đậu có thể dẫn tới những biến chứng trầm trọng hơn, chẳng hạn như bị viêm phổi và viêm não. Trong trường hợp hãn hữu, bệnh có thể gây tử vong.

Bệnh lây lan bằng cách nào?

• Trong thời kỳ đầu của bệnh thủy đậu, siêu vi khuẩn gây bệnh lây lan khi người bệnh ho.

• Trong giai đoạn sau đó, siêu vi khuẩn gây bệnh lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch của các mụn nước.

• Bệnh rất hay lây đối với người chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu (trái rạ) hoặc chưa bao giờ được chủng ngừa.

• Người bệnh sẽ lây lan cho người khác trong từ một hay hai ngày trước khi nổi mẩn đỏ (tức là trong giai đoạn bị sổ mũi) và có thể đến năm ngày sau đó (khi các mụn nước đã đóng vảy cứng).

• Khi bị bệnh thủy đậu (trái rạ), cơ thể sẽ tạo ra sức đề kháng miễn dịch và người ta hiếm khi bị bệnh thủy đậu (trái rạ) hai lần.

Ai dễ bị mắc bệnh này?

• Bất cứ ai chưa bị bệnh thủy đậu (trái rạ) hoặc được chủng ngừa trong quá khứ đều có thể bị bệnh này.

• Người đã bị bệnh thủy đậu (trái rạ) thường được miễn nhiễm đối với siêu vi khuẩn gây bệnh này. Thậm chí người lớn trước đây chưa từng bị bệnh thủy đậu (trái rạ) cũng có thể được miễn nhiễm với bệnh này (vì trong quá khứ đã bị nhiễm bệnh nhưng nhẹ). Đôi khi, bác sĩ cũng cho bệnh nhân thử máu để xem những người này có cần được chủng ngừa hay không.

Cách ngừa bệnh?

• Ngày nay tất cả trẻ em 18 tháng tuổi và trẻ em học năm đầu bậc trung học chưa được chủng ngừa và chưa bị bệnh thủy đậu (trái rạ) đều nên được chủng ngừa bệnh này.

• Thanh thiếu niên từ 14 tuổi trở lên, chưa miễn dịch với bệnh này cũng nên được chủng ngừa. Việc chủng ngừa gồm 2 liều, cách nhau 1 đến 2 tháng. Người dễ có nguy cơ bị bệnh thủy đậu (trái rạ), ví dụ như nhân viên y tế, người đang sống hay làm việc với trẻ nhỏ, phụ nữ định có thai và người có hệ miễn dịch ức chế ở chung và tiếp xúc với người bệnh nên được chủng ngừa bệnh này.

• Người bị bệnh thủy đậu (trái rạ) nên tránh xa người khác (và không đi nhà trẻ hay đi học) trong khoảng ít nhất năm ngày sau khi nổi mẩn đỏ và toàn bộ các mụn nước đã khô.

• Người bị bệnh thủy đậu (trái rạ) nên che mũi và miệng khi ho hay hắt hơi, vứt bỏ giấy lau dơ, rửa tay kỹ và không sử dụng chung đồ dùng để ăn, thức ăn hoặc đồ dùng để uống.

• Thai phụ nên tránh xa bất cứ ai bị bệnh thủy đậu (trái rạ) hoặc bệnh giời leo (bệnh Zona) và nên đi khám bác sĩ nếu đã ở gần người bị những bệnh này.

• Trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu (ví dụ như bị bệnh bạch cầu) hoặc người đang được hóa trị nên tránh xa bất cứ ai bị bệnh thủy đậu (trái rạ) hoặc bệnh giời leo bởi lẽ những người này có thể bị bệnh rất nặng.

Bệnh được chẩn đoán bằng cách nào?

Đa số trường hợp bệnh có thể được chẩn đoán theo những triệu chứng bệnh và sự xuất hiện của mẩn đỏ. Đôi khi việc chẩn bệnh được xác nhận bằng những mẫu xét nghiệm các mẩn đỏ hay máu.

thegioicaythuoc Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh thủy đậu

300x250 holy Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh thủy đậu
Tags: , , , , , ,

Cách nhận biết và ngăn chặn biến chứng của sởi

$
0
0

Bệnh sởi thông thường là lành tính. Ở thể nhẹ thì khoảng một tuần sau, những vết đỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước để lại trên da dấu hiệu vằn da hổ. Tuy nhiên, cần thận trọng với những biến chứng do sởi.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp do virut Paramyxoviridae gây ra. Hay gặp ở trẻ nhỏ 1 đến 4 tuổi.

Người lớn có thể mắc nếu chưa mắc hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó hay gặp là biến chứng viêm đường hô hấp, đặc biệt nếu không chăm sóc tốt trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau mắc sởi.

Dấu hiệu nhận biết

Trên lâm sàng bệnh sởi diễn biến qua 4 thời kỳ:

Thời kỳ nung bệnh: Khoảng 10 – 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi.

Thời kỳ khởi phát (giai đoạn viêm xuất tiết): 3 – 4 ngày. Sốt nhẹ hoặc vừa, sau sốt cao; Viêm xuất tiết mũi, họng, mắt: chảy nước mắt nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt. Nội ban xuất hiện (ngày thứ hai): gọi là hạt Koplick, đó là các hạt trắng, nhỏ như đầu đinh ghim, từ vài nốt đến vài chục nốt mọc ở niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm), xung quanh hạt Koplick niêm mạc má thường có sung huyết. Các hạt Koplick chỉ tồn tại 24 – 48 giờ. Đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán sớm và chắc chắn. Hạch bạch huyết sưng. Xét nghiệm ở giai đoạn này có bạch cầu tăng vừa, neutro tăng.

1510198697 hieu ro de chan nguy bien do soi Cách nhận biết và ngăn chặn biến chứng của sởi
Bệnh sởi thông thường lành tính, vết ban sẽ nhạt dần rồi biến mất sau khoảng 1 tuần.

Thời kỳ toàn phát (giai đoạn mọc ban): ban mọc ngày thứ 4 – 6, ban dát sần, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, giữa các ban là khoảng da lành. Ban mọc rải rác hay dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6mm. Ban mọc theo thứ tự: Ngày 1: mọc ở sau tai, lan ra mặt; Ngày 2: lan xuống đến ngực, tay; Ngày 3: lan đến lưng, chân. Ban kéo dài 6 ngày rồi lặn theo thứ tự trên. Ban mọc ở trong niêm mạc (nội ban): ở đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa, đi lỏng, ở phổi gây viêm phế quản, ho. Toàn thân: khi ban bắt đầu mọc, toàn thân nặng lên, sốt cao hơn, mệt hơn. Khi ban mọc đến chân nhiệt độ giảm dần, triệu chứng toàn thân giảm dần rồi hết. Xét nghiệm ở giai đoạn này có bạch cầu giảm, neutro giảm, lympho tăng.

Thời kỳ lui bệnh (giai đoạn ban bay): Thường vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay. Ban bay theo thứ tự từ mặt đến thân mình và chi, để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phấn hay vảy cám. Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thường tạo nên màu da loang lổ gọi là dấu hiệu “vằn da hổ” đó là dấu hiệu để truy cứu chẩn đoán. Toàn thân bệnh nhân hồi phục dần nếu không biến chứng…

Bệnh sởi thông thường là lành tính. Ở thể nhẹ thì khoảng một tuần sau, những vết đỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước để lại trên da dấu hiệu vằn da hổ. Tuy nhiên, cần thận trọng với những biến chứng do sởi.

Biến chứng đường hô hấp

Biến chứng hô hấp là biến chứng hay gặp trong bệnh sởi.

Viêm thanh quản: Giai đoạn sớm là do virut sởi: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản. Giai đoạn muộn: do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiêng, khó thở, tím tái.

Viêm phế quản: Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, Xquang có hình ảnh viêm phế quản.

Viêm phế quản – phổi: Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ran nổ; Xquang có hình ảnh phế quản phế viêm (nốt mờ rải rác hai phổi). Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

Bệnh sởi do virut gây ra nên cho đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng – chăm sóc và nuôi dưỡng. Khi trẻ bị sởi, các bậc phụ huynh cần chú ý những điều dưới đây: Kiêng gió, giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cách ly trẻ khi phát hiện dấu hiệu của sởi; thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ; Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu và uống nước hoa quả; không nên cho trẻ ăn các loại thủy sản, hải sản; Cho trẻ uống 6-8 cốc nước mỗi ngày để giảm tình trạng mất nước khi sốt; Nhỏ thuốc mũi và thuốc mắt cho trẻ 3- 4 lần/ngày; Nếu trẻ không xuất hiện những biến chứng do sởi thì tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh, chỉ nên dùng thuốc bổ như B1, C… Nếu xuất hiện những biến chứng thì nên cho trẻ uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ hoặc cho trẻ nhập viện để điều trị.

thegioicaythuoc Cách nhận biết và ngăn chặn biến chứng của sởi

300x250 holy Cách nhận biết và ngăn chặn biến chứng của sởi
Tags: , , , , ,

Những lưu ý cần nắm rõ để tránh biến chứng của bệnh thủy đậu

$
0
0

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước.

Thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa nên bệnh thủy đậu đang phát triển mạnh mẽ, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, dễ lây lan. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh Thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter (gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Vi rút có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

5018 Osesek Những lưu ý cần nắm rõ để tránh biến chứng của bệnh thủy đậu
Một bệnh nhân bị mắc thủy đậu. Ảnh: Lao Động

Khi bị bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 – 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày.

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước. TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm cũng cho biết: ” Bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị. Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh… Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.”

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo nên hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường. Tiêm vắc xin phòng bệnh Thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi

thegioicaythuoc Những lưu ý cần nắm rõ để tránh biến chứng của bệnh thủy đậu

300x250 holy Những lưu ý cần nắm rõ để tránh biến chứng của bệnh thủy đậu
Tags: , , , , , ,

Những gợi ý giúp mẹ chăm sóc con thật tốt trước dịch thủy đậu đang hoành hành

$
0
0

Điều trị ngứa: tất cả những người bị bệnh thủy đậu đều cảm thấy ngứa ngáy khó chịu nên bạn hãy nhắc nhở bé về điều này. Các bé còn nhỏ đôi khi không tự chủ được sẽ đưa tay lên gãi theo phản xạ tự nhiên song việc làm này sẽ khiến bệnh thêm nặng.

Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, cho nên nếu con bạn chẳng may mắc căn bệnh này thì cũng đừng quá lo lắng, hãy chăm sóc cho bé theo những gợi ý dưới đây.

1. Vì là căn bệnh ngoài da nên việc chăm sóc vệ sinh thân thể sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng. Mẹ hãy tắm gội cho bé hằng ngày bằng nước nóng, tắm nhanh nhưng phải sạch, hãy dùng các dung dịch sát khuẩn chuyên biệt để tiêu diệt vi trùng đồng thời cũng không nên chà xát mạnh tránh làm vỡ các mụn nước.

kieng moi thu co the cho tre nho 1 003212422 Những gợi ý giúp mẹ chăm sóc con thật tốt trước dịch thủy đậu đang hoành hành

2. Khi các mụn nước bị vỡ ra, hãy thay quần áo cho bé nhiều lần trong ngày, chú ý chọn loại vải cotton dễ thấm mồ hôi là tốt nhất.

3. Điều trị ngứa: tất cả những người bị bệnh thủy đậu đều cảm thấy ngứa ngáy khó chịu nên bạn hãy nhắc nhở bé về điều này. Các bé còn nhỏ đôi khi không tự chủ được sẽ đưa tay lên gãi theo phản xạ tự nhiên song việc làm này sẽ khiến bệnh thêm nặng.

Bạn hãy tắm cho bé bằng xà phòng trung tính để giảm ngứa, bôi sữa tươi hoặc chườm đá lạnh lên da cũng là phương pháp hiệu quả để xoa dịu cơn ngứa. Ngoài ra, những loại thuốc như xanh methylen cũng được áp dụng trong trường hợp này. Trường hợp bé bị ngứa nhiều quá hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ với 1 vài loại kháng sinh như chlopheniramin, loratadine …

4. Thuốc hạ sốt paracetamol và thuốc an thần được dùng trong trường hợp bé bị sốt cao có dấu hiệu co giật.

5. Nếu đã chăm sóc đúng cách mà trên 1 tuần bệnh của bé vẫn chưa khỏi mẹ cần cho con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tránh nhiễm trùng và giảm nguy cơ biến chứng. Trường hợp xấu nhất, bác sĩ sẽ phải sử dụng những loại thuốc kháng virus hoặc dùng thuốc miễn dịch tiêm vào tĩnh mạch để giúp bé thoát khỏi bệnh nhanh nhất.

thegioicaythuoc Những gợi ý giúp mẹ chăm sóc con thật tốt trước dịch thủy đậu đang hoành hành

300x250 holy Những gợi ý giúp mẹ chăm sóc con thật tốt trước dịch thủy đậu đang hoành hành
Tags: , , , , ,

Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu giúp nhanh phục hồi sức khỏe

$
0
0


Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát vào mùa xuân. Tuy đây là một bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não…

Biết dấu hiệu và cách chăm sóc sẽ giúp người bị thủy đậu sớm phục hồi sức khỏe cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát vào mùa xuân. Tuy đây là một bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não…

dau hieu va cach cham soc nguoi bi thuy dau 2018 03 06 10 40 Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu giúp nhanh phục hồi sức khỏe
Bệnh thủy đậu nếu không chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm – Ảnh minh họa: Internet

Do đó để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người thân xung quanh, bạn nên ghi nhớ các dấu hiệu và cách chăm sóc người bị bệnh thủy đậu dưới đây.

Dấu hiệu và cách chăm sóc người bị thủy đậu

Dấu hiệu bị thủy đậu

Sau khi virus Varicella Zoster – nguyên nhân gây bệnh thủy đậu, xâm nhập vào cơ thể, trải qua thời gian khoảng 10 – 20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng.

Các dấu hiệu thường gặp ở người bị thủy đậu thường là sốt trên 38 độ C, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn… Đồng thời trên da người bệnh cũng bắt đầu xuất hiện các đốm màu hồng nhạt và trong vòng 12 -24 giờ, chúng sẽ phát triển thành những mụn nước. Các mụn nước này thường xuất hiện khắp cơ thể nhưng nhiều nhất là ở mặt, ngực, da đầu.

Trong trường hợp thông thường những mụn nước này sẽ khô đi, trở thành vảy và tự khỏi trong vòng 4 -5 ngày. Tuy nhiên, ở trẻ em bệnh thường kéo dài từ 5 – 10 ngày. Trong thời gian này phụ huynh nên để con ở nhà, tránh đến trường lây bệnh cho người khác.

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Các mụn nước khiến người bệnh thủy đậu vô cùng ngứa ngáy. Nếu gãi chúng sẽ bị vỡ, dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: viêm màng não, nhiễm trùng máu, xuất huyết, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

Nếu người bệnh trong thời gian phát bệnh có những biểu hiện như dễ bị kích thích, co giật, đau đầu dữ dội, ngủ li bì… phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng của viêm não.
Cách chăm sóc người bị thủy đậu

Khi trong gia đình có người mắc bệnh thủy đậu, để tránh lây lan người bệnh cần được cách ly tại nhà và chăm sóc như sau:

– Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời và thời gian cách ly là khoảng 7 – 10 ngày từ lúc phát hiện bệnh cho đến khi các mụn nước khô vảy hoàn toàn.

– Phải sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như: khăn mặt, ly, chén, muỗng…

– Với những mụn nước bị vỡ nên dùng dung dịch xanh Methylene để chấm lên.

– Nhỏ mũi thường xuyên bằng dung dịch muối sinh lý.

– Nên mặc quần áo rộng rãi, nhẹ, mỏng và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm.

– Cho người bệnh ăn các món mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo và phải uống uống nhiều nước hay nước hoa quả để giúp cơ thể sớm hồi phục.

– Khi tiếp xúc với người bệnh, bạn cần phải đeo khấu trang và rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.

– Đối với phòng ở của người bệnh, bạn nên vệ sinh hàng ngày bằng nước Javel và rửa lại bằng nước sạch.

Biết được dấu hiệu và cách chăm sóc người bị thủy đậu ở trên, hy vọng bạn sẽ bảo vệ được sức khỏe của mình cũng như những người thân xung quanh nhé!

thegioicaythuoc Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu giúp nhanh phục hồi sức khỏe

300x250 holy Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu giúp nhanh phục hồi sức khỏe
Tags: , , , , ,

Những dấu hiệu mắc bệnh lậu ở phụ nữ

$
0
0

Nhiều nguồn thông tin cho rằng nếu bệnh lậu không được điều trị thì có nguy cơ gây sẩy thai và ít nhất cũng có một nghiên cứu cho thấy có tăng nguy cơ đẻ non.

Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra, loại vi khuẩn này hay có ở những vùng ẩm ướt của cơ thể như âm đạo, dương vật, mắt, họng và trực tràng.

bi kich dang long cua mot nguoi dan ba doi sex 1506835440338 crop1506835447304p Những dấu hiệu mắc bệnh lậu ở phụ nữ

Phòng bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Dùng bao cao su cho nam là cách tốt nhất nhưng phải dùng đúng cách (ngay từ đầu, bao nguyên vẹn), có thể dùng bao cao su cho nữ nhưng không dùng đồng thời cả 2 Cần nhớ, bất cứ ai không có mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài đều cần tự bảo vệ cách thực hành tình dục như một thông lệ.

Bệnh lậu khi mang thai rất nguy hiểm cho thai nhi đó là: bệnh lậu khi đang mang thai thì trẻ có thể nhiễm vi khuẩn lậu trong lúc sinh đẻ, khi đi qua âm đạo. Có thể phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt cho trẻ sơ sinh bằng cách rỏ ngay sau khi sinh thuốc nitrate bạc hay các thuốc khác.

Mọi phụ nữ mang thai đều cần làm tét tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào 3 tháng cuối. Ngoài những yếu tố nguy cơ thông thường, phụ nữ mang thai được coi là có nguy cơ cao nếu sống ở những khu vực có tần suất cao nhiễm bệnh lậu.

Người ta đã biết rõ các bệnh lây truyền qua đường tình dục đôi khi có thể gây sẩy thai nhưng nguy cơ khác nhau đối với từng loại nhiễm khuẩn. Đối với bệnh lậu thì có nhiều thông tin trái chiều về sự cố gây sẩy thai. Nhiều nguồn thông tin cho rằng nếu bệnh lậu không được điều trị thì có nguy cơ gây sẩy thai và ít nhất cũng có một nghiên cứu cho thấy có tăng nguy cơ đẻ non.

Không được điều trị thì khi sinh đẻ có thể gây ra những biến chứng đe dọa sinh mạng cho trẻ và bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến bệnh viêm tiểu khung và bệnh này là yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung.

Nhìn chung, bệnh lậu khi có thai không phải là sự kết hợp tốt và bệnh có thể điều trị dễ dàng, do đó nên tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu như có triệu chứng của bệnh lậu hoặc cảm thấy có nguy cơ. Cần nhắc lại là nhiều phụ nữ không có bất cứ triệu chứng gì khi bị nhiễm vi khuẩn lậu.

thegioicaythuoc Những dấu hiệu mắc bệnh lậu ở phụ nữ

300x250 holy Những dấu hiệu mắc bệnh lậu ở phụ nữ
Tags: , , , , , ,

Căn bệnh nguy hiểm chết người lại có triệu chứng dễ nhầm với cảm cúm

$
0
0

Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Bệnh lây theo đường hô hấp, trong khả năng ít hơn có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của bệnh nhân.

Bệnh viêm màng não ở trẻ có những triệu biểu hiện thông thường như cảm cúm nên chủ quan. Bệnh có thể gây tử vong khá cao nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng.

Theo những điều tra dịch bệnh hằng năm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thì các ca bệnh viêm màng não do não mô cầu và do viêm màng não mủ thường có dấu hiệu tăng lên vào mùa xuân. Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em. Có những trường hợp đến nhập viện đã rất nguy kịch do gia đình thấy những biểu hiện thông thường như cảm cúm nên chủ quan không đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

viem mang nao Căn bệnh nguy hiểm chết người lại có triệu chứng dễ nhầm với cảm cúm
Bệnh viêm màng não có tỉ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Ảnh minh họa

Viêm màng não mô cầu xuất hiện ở tất cả các vùng miền ở nước ta, chủ yếu là miền Bắc, nhất là vào mùa đông xuân và cuối thu đầu đông, do thời tiết lạnh ẩm, đi cùng với mùa của những bệnh truyền nhiễm khác do vi khuẩn và virut. Ở miền Nam, bệnh ít gặp hơn, số mắc bệnh thường tăng lên vào khoảng tháng 5 tới tháng 7. Bệnh thường gặp ở trẻ em và những người trẻ tuổi sống tập trung ở ký túc xá, trường học hay những khu đông dân cư có đời sống kém vệ sinh.

Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Bệnh lây theo đường hô hấp, trong khả năng ít hơn có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của bệnh nhân. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh có miễn dịch với vi khuẩn màng não cầu đồng tuýp huyết thanh, tuy nhiên thời gian miễn dịch không dài, có thể 2 – 3 năm, người đó vẫn có thể tái nhiễm hoặc nhiễm một tuýp vi khuẩn khác.

Sau khi xâm nhập vào tế bào đường hô hấp trên, gây ra tình trạng viêm mũi họng, người bệnh ho, sốt cao, đau cơ, đau đầu, buồn nôn, có thể bị co giật, giảm trương lực cơ, có biểu hiện của liệt chi, mặt, tri giác giảm… Từ đường hô hấp trên vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào máu qua hệ bạch huyết, vào khoang não tuỷ hoặc một số cơ quan khác như khớp, màng tim… gây viêm, đau ở các cơ quan này. Tùy vị trí xâm nhập, độc lực của vi khuẩn cũng như sức đề kháng của cơ thể mà dẫn đến viêm mũi họng nhẹ tới nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc kịch phát gây tử vong. Tỷ lệ tử vong của viêm màng não mô cầu từ 5 – 10% số mắc, để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh, thẩm mỹ.

Đối với bệnh viêm màng não mủ thường gặp ở trẻ từ 2 – 5 tuổi. Bệnh thường xảy ra ở thể bán cấp hoặc có thể đột ngột với các triệu chứng chủ yếu như sốt trên 38 độ C, nôn, ngủ lịm, thóp phồng ở trẻ nhỏ hoặc cứng gáy ở trẻ lớn hơn, trẻ có thể bị kích thích vật vã, co giật từng cơn. Tỷ lệ tử vong của viêm màng não mủ là từ 3 – 8% ở các nước phát triển, còn ở những nước nghèo có thể lên tới 40%. Viêm màng não mủ lây qua đường hô hấp, vi khuẩn xâm nhập qua mũi họng. Nguồn lây bệnh chính là người bệnh và người lành mang bệnh, tỷ lệ người lành mang vi khuẩn là 80% ở trẻ em và 20% ở người lớn. Bệnh viêm màng não mủ có thể xuất hiện quanh năm song tỷ lệ mắc cao nhất vào mùa đông xuân, đặc biệt là thời tiết ẩm ướt.

Hai căn bệnh này đều đáp ứng tốt điều trị bằng kháng sinh mạnh, tuy nhiên nếu phát hiện bệnh quá muộn thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hoặc để lại nhiều di chứng về phát triển thần kinh như bị liệt toàn thân, bại não, méo tiếng, chân tay khoèo, có những trẻ vẫn phát triển trí tuệ được nhưng do hình dạng bất thường nên sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi lớn lên và hạn chế sự hoà nhập cộng đồng.

Các biện pháp phòng bệnh quan trọng vẫn là giữ vệ sinh thân thể và mũi họng sạch sẽ, giữ vệ sinh môi trường thường xuyên thông thoáng, nhiều ánh sáng, cần duy trì vệ sinh răng miệng, hầu, họng. Khi bị viêm đường hô hấp trên có biểu hiện bệnh cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế.

thegioicaythuoc Căn bệnh nguy hiểm chết người lại có triệu chứng dễ nhầm với cảm cúm

300x250 holy Căn bệnh nguy hiểm chết người lại có triệu chứng dễ nhầm với cảm cúm
Tags: , , , , ,

Phòng và trị sán lá gan

$
0
0

Sán lá gan là bệnh do ký sinh trùng trong thực phẩm gây ra. Vì thế, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng trị chứng bệnh nguy hại đến gan và tính mạng này dưới đây nhé.

Sán lá gan trưởng thành ký sinh ở ống dẫn mật làm cho gia súc suy nhược, thiếu máu, giảm sức kéo, giảm sản lượng sữa, thường chết trong vụ đông xuân các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Miền Trung cũng là vùng dịch tễ của bệnh, gia súc và người bị nhiễm rất cao. Sán lá gan có thể ký sinh trong cơ thể gia súc nhiều năm và mỗi sán trong 1 ngày có thể thải qua phân từ 20.000-50.000 trứng nên khả năng lây truyền bệnh rất cao.

Chu trình phát triển của sán lá gan:

Sán trưởng thành thải trứng qua phân, dưới điều kiện thích hợp của môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) trứng phát triển thành miracidium. Miracidium sẽ chui vào ốc ký chủ trung gian là các loài ốc lymnae và sinh sản trong ốc sau đó ra khỏi ốc dưới dạng metacercaria bơi lội trong nước và bám vào các cây thủy sinh. Gia súc, người ăn phải rau, cỏ nhiễm metacecaria vào đường tiêu hoá sẽ chui qua vách ruột non vào xoang bụng xâm nhập vào gan và sống ở nhu mô gan trong 6-7 tuần trước khi phát triển thành sán lá trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật.

tim hieu them ve benh san la gan 1.png Phòng và trị sán lá gan

Chẩn đoán:

– Mổ khám: Chẩn đoán chính xác nhất, có thể phát hiện sán non ở gan trong trường hợp cấp tính.

– Xét nghiệm phân tìm trứng sán: Phương pháp này có khuyết điểm là trong giai đoạn sán còn non chưa thải trứng qua phân nên không thể phát hiện được mặc dù gia súc đã bị nhiễm. Phương pháp này thường sử dụng trong thể mãn tính.

– Phương pháp Elisa: Ngày nay được sử dụng phổ biến, phương pháp này có độ nhạy rất cao (trên 95%) có thể phát hiện kháng thể sán lá gan 2 tuần sau khi nhiễm.

Các thể bệnh sán lá gan:

Cấp tính: Do gia súc bị nhiễm 1 số lượng lớn metacecaria gây nên xuất huyết nặng ở gan trong quá trình ấu trùng di hành. Bệnh thường xảy ra trên gia súc non từ 1-2 năm tuổi.

Bán cấp tính: Biểu hiện đặc trưng là thiếu máu và hoàng đản (vàng mắt, vàng da) do sán non di hành làm tổn thương nhu mô gan. Gia súc có thể chết từ 8-10 tuần.

Mãn tính: Ở thể này trên 50% gia súc bị nhiễm nhưng không biểu hiện triệu chứng, thường xảy ra trên gia súc trưởng thành gây xơ gan, tắc ống dẫn mật gây nên hoàng đản, sán hút máu gây ra thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, độc tố của sán lá tiết ra có thể làm cho gia súc tiêu chảy mãn tính, gia súc ăn ít, lông mốc, rụng lông, phù mi mắt, yếm, ngực, nhai lại kém, trở nên còi cọc, đôi khi có biểu hiện thần kinh. Bệnh kéo dài làm cho gia súc suy kiệt và chết.

Phòng, trị sán lá gan:

Thuốc điều trị: Triclabendazole điều trị sán lá gan có hiệu quả nhất hiện nay, kết quả điều trị thường khỏi 100%.

Công ty Navetco có sản phẩm Navet-Xinil 25%.

Trâu, bò, dê, cừu liều dưới da 1ml cho 25 kg thể trọng, tiêm 2 lần cách nhau 3 tuần cho hiệu quả cao trong điều trị sán lá gan trưởng thành, sán non và một số giun tròn đường tiêu hoá.

Các thuốc khác: Closantel, Oxyclosanide, Closulon…

Phòng bệnh:

– Ủ phân gia súc để diệt trứng sán.

– Nên chăn nuôi bò trên đồng cỏ được kiểm soát sán lá gan.

– Gia súc mới nhập đàn nên cách ly điều trị sán lá gan.

– Mùa mưa là mùa ốc ký chủ trung gian phát triển để lây truyền bệnh do đó cần diệt ốc trong mùa mưa.

– Tẩy sán lá gan 2 lần trong một năm: trước và sau mùa mưa (tháng 4 và tháng 12).

thegioicaythuoc Phòng và trị sán lá gan

300x250 holy Phòng và trị sán lá gan
Tags: , , , , , ,

Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho bé mẹ cần ghi nhớ

$
0
0

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em ngày nay càng gia tăng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện nhất. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này? Bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là căn bệnh thường gặp, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.

Thời điểm giao mùa chính là điều kiện thuận lợi để các khuẩn bệnh phát triển nhanh hơn. Nếu như sức đề kháng yếu thì rất dễ bị cảm sốt và hiện nay bệnh tay chân miệng càng lây lan nhanh hơn. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em ngày nay càng gia tăng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện nhất. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này? Bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.

Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Cũng tương tự như tên bệnh, trẻ em thường mắc một lúc bệnh về tay, chân, miệng. Ban đầu trẻ thường bị sốt nhẹ, bị đau họng, đau miệng, chảy miếng nước và chán hơn.

Trẻ bị đau nên thường bỏ bú. Điều kiện thời tiết thay đổi, nóng nực khiến miệng của trẻ bị lở, sưng đỏ. Còn nếu bị nặng hơn thì vùng môi trong, lưỡi cũng bị viêm đỏ. Nếu quan sát kỹ hơn thì bạn sẽ thấy lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối hay vùng mông của trẻ sẽ xuất hiện vết nổi ban, phỏng nước hay vết cộm.

benh tay chan mieng co tam duoc khong Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho bé mẹ cần ghi nhớ
Lở miệng là một biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ (Ảnh: Internet)

Tình trạng bệnh về tay chân miệng sẽ nặng hơn và cần được điều trị kịp thời khi thấy trẻ sốt cao, bị đau bụng, khó ngủ, quấy khóc hay ngủ kéo dài.

Phát hiện bệnh tay chân miệng sớm để có biện pháp giải quyết ngay từ ban đầu để hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn và không còn di chứng cho sự phát triển sau này của trẻ. Bởi vậy, nếu thấy các biểu hiện như trên, bạn cần áp dụng ngay cách dưới đây để chăm sóc trẻ tại nhà tốt nhất nhé.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Người ta thường lo lắng về bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy hiểm không? Thực chất, nếu bệnh này được điều trị đúng cách thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe của trẻ sau này. Nhưng nếu ngược lại thì nó sẽ khiến cơ thể bé còn giữ các nốt phát ban, ảnh hưởng đến trí não và sức khỏe sau này. Chính vì vậy, các mẹ đừng coi thường bệnh này mà cần chăm sóc trẻ tốt hơn nhé.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc chăm sóc sức khỏe của trẻ cần được đảm bảo khi cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Còn đối với trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng thì thức ăn cần lựa chọn loại mềm, mịn, có tính mát để trẻ thấy dễ chịu khi ăn. Một số món ăn như cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, phô mai, đậu hũ,… rất phù hợp để các mẹ lựa chọn.

Nếu như trường hợp trẻ bị bệnh và không muốn ăn thì mẹ cũng đừng cố gắng ép bé nhé. Lúc này bạn cần chia nhỏ các bữa ăn ra, cho trẻ ăn từng chút một để tránh tình trạng bị hạ đường huyết.

Bạn cần bổ sung nhiều hơn vitamin C có trong rau củ, trái cây để thanh nhiệt cũng như đảm bảo sức đề kháng cho trẻ tốt nhất.

Nếu như trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ thì hãy tiếp tục cho bú và cũng có thể cho trẻ bú nhiều lần nhé.

Lưu ý khi cho trẻ ăn đó là nên dùng loại muỗng nhỏ, không có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở lưỡi và môi. Đồng thời, khi tình trạng bệnh tay chân miệng thuyên giảm, bạn nên tập cho trẻ thói quen ăn uống đều đặn và đủ dưỡng chất theo từng lứa tuổi.

Vệ sinh đúng cách cho trẻ bị tay chân miệng

Bạn cần tắm rửa đều đặn cho trẻ bằng nước ấm và xà phòng để loại bỏ được các vi khuẩn gây bệnh cũng như hạn chế quá trình lây lan của bệnh. Tuy nhiên bạn cần tắm rửa cho trẻ một cách nhẹ nhàng để tránh tình trạng các vết mụn nươc bị bể khiến trẻ bị đau rát.

Quần áo của trẻ cần ngâm trong dung dịch sát khuẩn hoặc giặt bằng nước nóng. Các vật dụng ăn uống hàng ngày của trẻ cũng cần được đảm bảo vệ sinh hơn khi trụng với nước sôi và sử dụng riêng.

Không chỉ dừng lại ở đó, bạn cần tạo cho trẻ không gian thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió để trẻ sinh hoạt và vui đùa.

Như vậy chúng ta đã biết cách chăm sóc cho trẻ khi bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì, vệ sinh như thế nào đúng nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bạn cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để có cách phòng và điều trị bệnh tốt nhất.

thegioicaythuoc Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho bé mẹ cần ghi nhớ

300x250 holy Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho bé mẹ cần ghi nhớ
Tags: , , , , , ,

Những thực phẩm người bị thủy đậu tuyệt đối không nên ăn

$
0
0

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm gây nổi mụn nước và ngứa ngáy ở người mắc phải. Trẻ em hoặc người lớn có hệ miễn dịch kém thường sẽ là những đối tượng bị virus tấn công. Bệnh thủy đậu không thực sự nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm thường mắc phải ở trẻ em hoặc cả người lớn có hệ miễn dịch thấp. Khi bị mắc Thủy đậu thì bạn không cần quá lo lắng, hãy chỉ cần giữ cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh là đã có thể điều trị được bệnh rồi.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm gây nổi mụn nước và ngứa ngáy ở người mắc phải. Trẻ em hoặc người lớn có hệ miễn dịch kém thường sẽ là những đối tượng bị virus tấn công. Bệnh thủy đậu không thực sự nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng.

1 45923 Những thực phẩm người bị thủy đậu tuyệt đối không nên ăn

Để bệnh thủy đậu nhanh khỏi, việc ăn uống cũng rất quan trọng để tránh khiến bệnh thêm trầm trọng. Dưới đây là những loại thực phẩm nên và không nên tiêu thụ khi bạn mắc thủy đậu.

Những thực phẩm người thủy đậu nên ăn

Nước
Khi bị thủy đậu, việc cơ thể bị mất nước là một hiện tượng thường xảy ra. Do đó, việc bù đắp nước liên tục và thường xuyên là rất quan trọng. Lưu ý phải sử dụng loại nước đun sôi để nguội.
Nguoi bi thuy dau tuyet doi khong an nhung thuc pham nay

Hoa quả
Nên chọn ăn những loại hoa quả mềm có vị ngọt, dễ ăn như chuối, nho, dưa hấu. Những loại quả này rất có lợi vì nó cung cấp nhiều nước và các loại vitamin cần thiết giúp cho cơ thể hồi phục mau chóng hơn, ngoài ra chúng còn có vị ngọt rất dễ ăn đối với trẻ nhỏ.

Cơm/cháo
Cơm trắng là loại thực phẩm có tính thanh nhẹ, không có vị và dễ ăn dễ nuốt. Có thể chế biến dạng cháo để trẻ dễ ăn hơn và cung cấp thêm nước cho cơ thể.

Nước dừa
Uống nước dừa vào buổi sáng để làm dịu mát cổ họng và cơ thể của bạn. Nước dừa chứa các khoáng chất và vitamin giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống lại các virut gây thủy đậu.

Rau xanh
Hãy ăn nhiều các loại rau củ đặc biệt là rau xanh vì mỗi loại rau sẽ đem lại những chất dinh dưỡng, ích lợi khác nhau. Ví dụ vitamin A có trong các rau củ màu cam đỏ sẽ hỗ trợ việc hồi phục vết thương và sẹo do thủy đậu để lại.

Canh
Những món canh vừa bổ sung nước cho cơ thể lại chứa vitamin, tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân bị thủy đậu. Cho một ít muối và gững giã vào canh sẽ giúp bệnh nhanh khỏi.

Thực phẩm chứa mỡ, chất béo

Tránh những đồ ăn như thịt, khoai, sữa, bơ,… bởi khi ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa này sẽ dẫn đến việc tạo ra nhiều nốt phồng rộp hơn và kéo dài thời gian mắc bệnh.

Đồ ăn mặn, chứa nhiều muối

Không được ăn các món chứa nhiều muối hay các món mặn để tránh nạp muối vào cơ thể. Vì điều này sẽ gây kích ứng phát ban, tạo nốt phồng rộp làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Đồ ăn nhanh, ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ
Bạn tạm thời phải từ bỏ thói quen ăn những đồ ăn nhanh, ăn vặt vì khi tiêu thụ chúng sẽ gây ra vấn đề về tiêu hóa, mất nước và làm rối loạn sự cân bằng sức khỏe của cơ thể. Cụ thể, dầu mỡ thừa trong các đồ ăn chiên rán sẽ làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể, vì vậy nếu bạn muốn khỏi bệnh, lành nhanh thì nên tránh xa.

Đồ cay
Tiêu thụ đồ ăn cay sẽ khiến bạn thêm ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bạn gãi có thể vô tình tạo thành các vết loét trên da, gây nhiễm trùng.

Đồ có tính acid
Tránh đồ có tính acid như trà, cà phê, sô-cô-la vì acid sẽ gây kích ứng.

Hoa quả khô
Hoa quả khô chứa rất nhiều chất arginine sẽ hình thành amino acid trong cơ thể bạn. Amino acid sẽ nuôi dưỡng loại virus gây bệnh khiến cho chứng bệnh càng dai dẳng khó chữa hơn.

thegioicaythuoc Những thực phẩm người bị thủy đậu tuyệt đối không nên ăn

300x250 holy Những thực phẩm người bị thủy đậu tuyệt đối không nên ăn
Tags: , , , , , , ,
Viewing all 80 articles
Browse latest View live